Bật mí cách trị bệnh chàm bội nhiễm ở bà bầu an toàn

Chàm bội nhiễm ở bà bầu thường xảy ra khá phổ biến. Bệnh chàm bội nhiễm ảnh hưởng lớn đến người mẹ gây ra nhiều khó chịu trong quá trình mang thai. Chàm bội nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi như thế nào? Cách chữa trị bệnh bội nhiễm ở bà bầunhững lưu ý cho bà bầu bị chàm bội nhiễm là gì? Cùng tham khảo bài viết sao đây để hiểu rõ hơn vấn đề này.

Cách trị bệnh chàm bội nhiễm ở bà bầu
Cách trị bệnh chàm bội nhiễm ở bà bầu

Bệnh chàm bội nhiễm ở bà bầu

Bệnh chàm bội nhiễm là biến chứng nặng của bệnh chàm da, triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh là da nổi nhiều mẩn đỏ mụn nước, có dịch, gây ngứa rát khó chịu, mụn nước có thể vỡ sau đóng mài, khô vảy và bong tróc. Đặc biệt, chàm bội nhiễm ở bà bầu gây ra các triệu chứng vô cùng khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của các mẹ

Theo nguyên cứu, nguyên nhân chính dẫn đến bệnh chàm bội nhiễm ở bà bầu là do vi khuẩn, virus herpes simplex (HSV) hoặc tụ cầu khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Còn một số nguyên nhân khác làm tăng nguy cơ hình thành và phát triển chàm bội nhiễm như trong quá trình mang thai cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi về hormon, hệ miễn dịch bị suy yếu, không được bổ sung các chất dinh dưỡng đầy đủ, vệ sinh da
không sạch sẽ,... 
Dấu hiệu bệnh chàm bội nhiễm ở bà bầu
Dấu hiệu bệnh chàm bội nhiễm ở bà bầu
Bạn có thể tham khảo: Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm bội nhiễm ở bà bầu

Chàm bội nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe bà bầu và thai nhi như thế nào?

Bệnh chàm bội nhiễm không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của mẹ bầu, nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của các mẹ rất nhiều. Khi mang thai người phụ nữ thường rất mệt mỏi, thai nghén, áp lực, còn mắc thêm chàm bội nhiễm gây ra các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát, sưng tấy lở loét và nhiễm trùng dẫn đến các mẹ bầu căng
thẳng, mất ngủ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Chính vì thế nếu phát hiện bà bầu bị chàm bội nhiễm, nên đến bệnh viện da liễu khám và điều trị càng sớm càng tốt để tránh ảnh hưởng sức khỏe lâu dài của mẹ.

Bệnh chàm bội nhiễm không lây nhiễm từ mẹ sang con, chỉ có một số ít rất nhỏ các bé sinh ra bị ảnh hưởng khi mẹ bị chàm bội nhiễm. Theo nhiều nghiên cứu, nếu cha hoặc mẹ bị mắc bệnh chàm thì có khoảng 50% số con của họ có thể mắc các bệnh lý về da hoặc hen suyễn,... Nhưng nếu có bị ảnh hưởng thì vẫn có khả năng chữa khỏi khi các bé
trưởng thành. 
Bệnh chàm bội nhiễm ở bà bầu
Bệnh chàm bội nhiễm ở bà bầu ảnh hưởng lớn đến sức khỏe trong thời kỳ mang thai

Cách điều trị bệnh chàm bội nhiễm ở bà bầu

Thời kỳ mang thai hết sức quan trọng đối với phụ nữ, mọi cách điều trị bệnh sai lầm đều ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mẹ và bé. Khi bệnh chàm da đã chuyển sang giai đoạn nặng là bội nhiễm, các mẹ bầu nên đến trung tâm y tế uy tín để khám và chữa trị bệnh chàm bội nhiễm đúng cách, không nên tự ý chữa bệnh tại nhà. Những cách điều trị bệnh chàm bội nhiễm ở bà bầu được áp dụng có thể kể đến như sau:

Điều trị chàm bội nhiễm ở bà bầu bằng thuốc

Bệnh chàm hiện tại vẫn chưa có cách trị dứt điểm bệnh, nên một số loại thuốc có tác dụng làm giảm triệu chứng ngứa ngáy khó chịu và tránh tình trạng lây lan diện rộng ra toàn cở thể. Nếu đã bị chàm bội nhiễm trước khi mang thai, bạn cần ngưng sử dụng tất cả các loại thuốc đang sử dụng để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Thay vào đó, hãy dùng thuốc bôi dịu nhẹ, không chất hóa học.

Sử dụng thuốc bôi trị chàm bội nhiễm

Các mẹ bầu cần hết sức thận trọng trong việc sử dụng sản phẩm. Nên ưu tiên các loại thuốc bôi trị chàm có thành phần tự nhiên, tốt cho da nhạy cảm, nhớ lưu ý đọc kỹ hướng dẫn có ghi rõ ràng “an toàn cho phụ nữ mang thai”. 

Để đảm bảo an toàn, các mẹ bầu nên tuân theo chỉ định của bác sĩ trước khi bôi bất cứ loại thuốc nào lên da. Nên thử bôi thuốc lên phần da dưới cánh tay để kiểm tra mức độ dị ứng với sản phẩm như thế nào.

Điều trị chàm bội nhiễm bằng thuốc uống

Một số loại thuốc uống có thể được chỉ định dùng với thuốc bôi để tăng hiệu quả điều trị chàm bội nhiễm. Đối với phụ nữ đang mang thai cần phải thận trọng khi uống thuốc để tránh các tác dụng phụ của thuốc ảnh hưởng đến thai nhi. 

Một số loại thuốc trị chàm bội nhiễm thường được dùng như thuốc giảm ngứa, kháng viêm, thuốc kháng sinh, các vitamin bổ sung,...

Hãy tham khảo thêm với bác sĩ về các loại thuốc và toa thuốc mà mẹ bầu có thể áp dụng, tuyệt đối không được tự ý uống thuốc khi chưa có chỉ định nào của bác sĩ.

cách trị bệnh chàm bội nhiễm ở bà bầu
Cách điều trị bệnh chàm bội nhiễm ở bà bầu bằng thuốc bôi

Các biện pháp hỗ trợ điều trị chàm bội nhiễm ở bà bầu

Bên cạnh việc điều trị bệnh chàm bội nhiễm ở bà bầu cần kết hợp với các biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà để ngăn ngừa lây nhiễm bệnh. 

  • Giữ vệ sinh làn da sạch sẽ, hạn chế tình trạng nóng chảy nhiều mồ hôi. Nên tắm mỗi lần khoảng 10 phút, và bằng nước hơi ấm.
  • Nên lựa chọn các loại quần áo thoải mái, khô thoáng, không quá chật.
  • Dưỡng ẩm da bằng một số loại kem dưỡng ẩm có thành phần dịu nhẹ tốt cho da. Nên uống đủ nước để cân bằng độ ẩm bên trong cơ thể. Dưỡng ẩm có tác dụng làm da giảm khô nứt, không bong tróc và giảm ngứa.
  • Giữ cho tâm trạng ổn định, giảm căng thẳng và ngủ đủ giấc.

Lưu ý cho bà bầu bị chàm bội nhiễm

Bà bầu bị chàm bội nhiễm nên ăn gì?

Các loại thực phẩm cần bổ sung như sau:

  • Thực phẩm giàu vitamin
  • Các thực phẩm giàu chất chống viêm như dầu cá,...
  • Thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt bò, thịt  heo, hạnh nhân,...
  • Kết hợp với nhiều loại rau xanh
Biện pháp ngăn ngừa chàm bội nhiễm ở bà bầu
Biện pháp ngăn ngừa chàm bội nhiễm ở bà bầu

Bị chàm bội nhiễm bà bầu không nên ăn gì?

Nên hạn chế các thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ. Hạn chế ăn hải sản và thịt gà. Không sử dụng các chất kích thích và các sản phẩm từ sữa.

Bài viết trên đây cung cấp những thông tin mang tính tham khảo về bệnh chàm bội nhiễm ở bà bầu, cách điều trị và biện pháp phòng ngừa. Để đảm bảo an toàn khi điều trị bệnh chàm bội nhiễm ở bà bầu, bạn hãy đến tìm gặp bác sĩ chuyên khoa Sản hoặc khoa Da liễu để được khám chữa bệnh đúng cách. Hoặc bạn có thể liên hệ số Hotline: 028.3853.8888 để được tư vấn 24/7 về các thông tin của bệnh và cách chữa trị bệnh chàm bội nhiễm.

 


Previous Post
Next Post

Viết bởi

0 nhận xét: