Bệnh chàm bội nhiễm ở bà bầu và biện pháp ngăn ngừa chàm

Bị chàm bội nhiễm trong thời gian mang thai là một tình trạng khá phổ biến. Do trong giai đoạn mang thai cơ thể phụ nữ có nhiều biến đổi, là một trong những nguyên nhân làm bệnh chàm xuất hiện. Chàm bội nhiễm mang đến nhiều phiền toái, gây khó chịu ngứa ngáy, đau rát, ảnh hưởng đến làn da và sức khỏe người bệnh. Chàm bội nhiễm không những ảnh hưởng đến làn da của phụ nữ mang thai, mà còn gây hoang mang về cách điều trị an toàn cho mẹ và thai nhi. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được hiểu thêm về dấu hiệu, nguyên nhân gây chàm bội nhiễm ở bà bầu, chàm bội nhiễm có lây từ mẹ sang con không và cách điều trị chàm bội nhiễm an toàn cho mẹ và bé. 

Bệnh chàm bội nhiễm ở bà bầu
Bệnh chàm bội nhiễm ở bà bầu

Chàm bội nhiễm ở bà bầu là gì?

Chàm bội nhiễm là một dạng nặng của bệnh chàm và khó chữa hơn so với chàm thông thường. Bị chàm bội nhiễm khi mang thai làm cho các bà bầu khó chịu, không những ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của các mẹ bầu mà ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. 

Bệnh chàm bội nhiễm ở bà bầu là gì
Bệnh chàm bội nhiễm ở bà bầu là gì?

Triệu chứng của chàm bội nhiễm ở bà bầu

Chàm bội nhiễm ở bà bầu nhìn chung có những triệu chứng khá tương đồng với bệnh chàm thông thường, nhưng có mức độ lây lan nhiều hơn. Triệu chứng đặc trưng nhất ở bà bầu là mụn nước, lở loét, viêm nhiễm,... mụn nước có thể vỡ sau đó đóng mài làm cho vùng da dày hơn. Một số biểu hiện của chàm bội nhiễm khi mang thai thường gặp như sau:

  • Da sẽ nổi nhiều mẩn đỏ, mụn nước và ngày càng lan rộng ra.
  • Sau một thời gian, các mụn nước sẽ rỉ dịch. Khi mụn nước vỡ ra sẽ dần khô lại và đóng thành lớp sừng.
  • Da khô, vảy bong tróc, có thể gây nứt nẻ và chảy máu thường xuyên.
  • Ngứa ngáy, đau rát thường xuyên, vào buổi tối, khi nhiệt độ và độ ẩm không khí xuống thấp mức độ ngứa ngáy sẽ tăng cao.
  • Chàm bội nhiễm có thể xuất hiện ở tay, chân, lưng, bụng, mặt, cổ. Chàm bội nhiễm lây lan rất nhanh ra toàn cơ thể, mẹ bầu bị chàm bội nhiễm có thể lây lan ra khắp vùng bụng đang mang thai.
  • Mắc bệnh chàm trong giai đoạn mang bầu sẽ khiến người phụ nữ dễ cáu gắt, áp lực, stress, khó ngủ do ngứa ngáy và đau rát.
Dấu hiệu chàm bội nhiễm ở bà bầu
Triệu chứng chàm bội nhiễm ở bà bầu

Nguyên nhân bà bầu bị chàm bội nhiễm

Vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác khiến phụ nữ mang thai mắc phải chàm bội nhiễm. Tuy nhiên, có thể kể đến một số yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành và phát triển bệnh chàm bội nhiễm:

  • Sự thay đổi hormone: trong quá trình mang thai, lượng lớn hormone của người phụ nữ thay đổi một cách đột ngột khiến cơ thể có nhiều biến đổi về ngoại hình và làn da.
  • Hệ miễn dịch suy giảm: hệ miễn dịch trong giai đoạn mang thai của người phụ nữ thường bị suy giảm. Nếu không được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và theo dõi sức khỏe định kỳ thì hệ miễn dịch sẽ bị suy yếu một cách đáng kể, dẫn đến sự xâm nhập của các vi khuẩn gây hại.
  • Mất cân bằng độ ẩm: hầu hết chị em phụ nữ khi mang thai sẽ quên chăm sóc da dẫn đến việc da mất đi độ ẩm cần thiết. Da lúc này sẽ trở nên khô, bong tróc và nứt nẻ.
  • Giữ vệ sinh da kém: phụ nữ mang thai cần giữ cho da của mình luôn sạch sẽ. Việc gãi lên các vùng bị chàm có thể khiến cho bệnh chuyển qua giai đoạn bội nhiễm.

Chàm bội nhiễm có lây từ mẹ sang con không?

Bệnh chàm bội nhiễm không phải là bệnh lây nhiễm từ mẹ sang con. Chỉ có rất ít trẻ nhỏ bị ảnh hưởng khi mẹ bị chàm bội nhiễm lúc thai kỳ. 

Theo nhiều nghiên cứu, nếu cha hoặc mẹ bị mắc chàm thì sẽ có đến 50% số trẻ con của họ sẽ mắc các bệnh về da, hen suyễn hoặc viêm khớp,… Tuy nhiên, hầu hết các bé có thể chữa khỏi bệnh khi đến tuổi trưởng thành.

Biện pháp ngăn ngừa chàm bội nhiễm ở bà bầu

Một số lưu ý để chăm sóc mẹ bầu bị chàm hiệu quả nhất:

  • Không nên tắm nước quá nóng, nước nóng sẽ khiến lớp bảo vệ da bị hư hại, da sẽ giảm sức đề kháng và mất nước. Nên tắm nước ấm để làm mềm da.
  • Không tắm quá lâu, tránh tình trạng da mất nước gây khô da.
  • Lựa chọn quần áo thoáng mát, rộng rãi để hạn chế ma sát lên vùng da tổn thương.
  • Không sử dụng xà phòng, sản phẩm chăm sóc da gây kích ứng. Nên lựa chọn các sản phẩm có thành phần dịu nhẹ, ít kích ứng.
  • Uống đủ nước mỗi ngày giúp cân bằng độ ẩm cho cơ thể và làn da.
  • Bổ sung vitamin và các thành phần tốt cho da.
  • Không gãi lên vùng da bị tổn thương.
  • Giảm căng thẳng, nghỉ ngơi nhiều.
Biện pháp phòng ngừa chàm bội nhiễm ở bà bầu
Chăm sóc da tốt là biện pháp phòng ngừa chàm bội nhiễm ở bà bầu

Qua những thông tin đã tổng hợp trên, mong rằng sẽ giúp các mẹ bầu giải đáp thắc mắc về bệnh chàm bội nhiễm ở bà bầu, bà bầu bị chàm bội nhiễm có lây sang con hay không và một số biện pháp chăm sóc mẹ bầu khi bị chàm bội nhiễm.

Mọi thắc mắc xin liên hệ Hotline: 028.3853.8888 để được tư vấn miễn phí 24/7 về các thông tin liên quan đến bệnh chàm bội nhiễm ở bà bầu và cách điều trị bệnh chàm bội nhiễm ở bà bầu.

 


Previous Post
Next Post

Viết bởi

0 nhận xét: