Bệnh chàm ở mặt là một chứng bệnh da liễu khiến cho bao người nên khổ sở. Bệnh thường xuất hiện ở một số tại vùng da quanh mặt như cằm, trán hoặc toàn bộ phần mặt. Bệnh tuy không gây hiểm nguy tính mạng con người nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ làn da và gây khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày cho người bệnh. Để hiểu rõ thêm về bệnh chàm da ở mặt, dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân gây bệnh và cách phòng tránh lây lan các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Bệnh chàm ở mặt |
Thế nào là bệnh chàm ở mặt
Bệnh chàm là bệnh da liễu phổ biến khiến da bị đỏ, nổi mụn nước, bong vảy và gây ngứa. Có nhiều loại bệnh chàm khác nhau có thể gây ra các triệu chứng khác nhau. Đặc biệt bệnh chàm da ở mặt có thể gây ra các mảng đỏ, vết loét sưng nhỏ và da bong tróc, làm mất thẩm mỹ trên da mặt dễ khiến người bệnh tự ti ngại tiếp xúc với người khác. Nếu người bệnh gãi quá nhiều, da có thể trở nên tối màu hơn và dễ bị nhiễm trùng
Bệnh chàm trên mặt ở giai đoạn bong vảy |
Làm thế nào nhận biết dấu hiệu chàm
ở mặt
Bệnh
chàm ở mặt là một dạng của bệnh chàm. Bệnh xuất hiện ở vùng da quanh mặt như
cằm, trán, má,… Dấu hiệu chàm da ở mặt có các triệu chứng khác nhau ở
từng giai đoạn:
- Giai đoạn đầu: khi mới mắc bệnh
chàm vùng da ở mặt sẽ xuất hiện các đốm đỏ hơi phù, nóng, ngứa và kèm theo
các hạt trắng nhỏ giống mụn nước.
- Giai đoạn 2: các mụn nước dần
lớn hơn với kích thước bằng đầu đinh ghim, dần chuyển thành bọng nước và
có mủ bên trong.
- Giai đoạn 3: mụn nước qua một
thời gian có thể vỡ ra có dịch màu vàng, rồi hình thành mảng dày và chai
lại. Sau một thời gian da tổn thương đó sẽ nhẵn bóng và có màu khác với
vùng da xung quanh.
- Giai đoạn 4: Sau thời gian, lớp
da khô nhẵn sẽ bong tróc ra thành từng mảng.
Nguyên gây bệnh chàm ở mặt
Hiện
nay vẫn chưa rõ hết các nguyên nhân gây bệnh chàm ở mặt. Một số nguyên nhân phổ
biến sau đây được các bác sĩ chuyên khoa đưa ra:
1. Nguyên nhân bên ngoài gây bệnh chàm
da ở mặt
- Sử dụng mỹ phẩm, sữa rửa mặt
không rõ nguồn gốc chứa các thành phần có hại gây kích ứng da. Các thành
phần này làm da mặt dễ bị dị ứng, viêm nhiễm và có thể dẫn đến chàm khô ở
da mặt.
- Môi trường sống ô nhiễm, có
nhiều khói bụi,... là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tấn công gây bệnh
về da.
- Người đang mắc các bệnh ngoài
da như nấm, ghẻ,... Các vết đấy có thể lây lan và dẫn đến bệnh chàm ở mặt.
- Vệ sinh cơ thể không sạch sẽ,
đặc biệt là vùng da mặt, làm bụi bẩn, bã nhờn bám vào lỗ chân lông gây
kích ứng làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm da ở mặt.
- Bên cạnh đó, yếu tố di truyền
cũng là một nguyên nhân có thể gây bệnh.
2. Nguyên nhân bên trong gây bệnh chàm
ở mặt
Rối
loạn các chức năng của cơ quan, nội tạng như hệ thần kinh, nội tiết, gan,… được
cho là một trong những nguyên nhân do dẫn tới bệnh chàm da ở mặt. Bên cạnh đó,
yếu tố di truyền cũng là một nguyên nhân có thể gây bệnh. Nếu cơ thể nhạy cảm,
dễ bị dị ứng trước mọi sự thay đổi của cơ thể do thời tiết thì cũng có khả năng
mắc bệnh chàm ở mặt.
Bệnh chàm da mặt có lây không?
Những
người bệnh chàm thường lo lắng không biết “Bệnh chàm da ở mặt có lây không?”.
Bệnh chàm là bệnh da liễu có tốc độ phát triển nhanh gây ra các triệu chứng
nghiêm trọng. tuy nhiên đây không phải là bệnh truyền nhiễm.
Bệnh
chàm da mặt chỉ phát triển trên bề mặt da của bệnh nhân, không thể xảy ra
trường hợp lây lan, phát tán trong không khí như các dạng bệnh da liễu khác.
Trong
trường hợp tình trạng bị viêm nhiễm nặng, hình thành các ổ lở loét thì nguy cơ
lan truyền mới xuất hiện. Tuy nhiên bệnh chỉ lây truyền nếu da nhiễm nấm khuẩn
dẫn đến viêm loét.
Vậy cách phòng tránh bệnh chàm da
mặt là gì?
Để
phòng tránh bệnh chàm da mặt cũng như phòng tránh bệnh tái phát lại, các bạn có
thể tham khảo một số biện pháp phòng tránh chàm da như sau:
- Chế độ dinh dưỡng bổ sung các loại
thực phẩm có chứa vitamin tốt cho da như vitamin A, B, C, E,…
- Hạn chế ăn các thực phẩm gây dị
ứng, cay nóng nhiều dầu mỡ, không dùng các chất kích thích như rượu
bia,...
- Nên vệ sinh thân thể thường
xuyên, rửa sạch mặt bằng sữa rửa mặt tốt cho da có chứa thành phần thiên
nhiên không gây kích ứng
- Giữ cho da không bị khô
- Đối với những người dị ứng với
khói bụi, môi trường ô nhiễm,... nên mang khẩu trang, mặc quần áo kín, sử
dụng kem chống nắng để hẹn chế tiếp xúc khói bụi, ánh nắng.
- Không nên dùng chung khăn tắm, khăn lau mặt với người khác.
- Nên để cơ thể được thư giãn,
tránh căng thẳng và thức khuya.
Bệnh
chàm ở mặt thực sự không quá nguy hiểm việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời
sẽ giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng và không ảnh hưởng đến thẩm mỹ vùng
mặt. Hi vọng với bài viết trên các bạn có thể hiểu hơn về bệnh chàm ở mặt, nhận
biết được dấu hiệu bệnh để kịp thời điều trị tránh hậu quả lâu dài.
0 nhận xét: