Bệnh
chàm là bệnh da liễu khó chữa trị dứt điểm, dễ tái phát. Bệnh gây ra các
triệu chứng ngứa ngáy khó chịu, đau rát, viêm loét và dễ nhiễm trùng. Bệnh có
thể gặp ở bất kỳ người nào. Bệnh chàm có nhiều loại khác nhau và mỗi loại chàm
có những triệu chứng riêng. Dựa vào hình thái tổn thương và căn nguyên
khởi phát, bệnh được chia thành các thể bệnh như chàm đồng tiền, viêm da dầu,
chàm tổ đỉa,…
Các loại bệnh chàm da |
Các loại bệnh chàm thường gặp
1. Bệnh chàm tiếp xúc (Viêm da tiếp
xúc)
Bệnh
chàm tiếp xúc thường xuất hiện ở các vị trí da hở, có thể gây kích ứng,
dị ứng da. Bệnh thường gây khô da, dày sừng và có vảy ở khu vực tổn thương.
Nguyên
nhân của bệnh chàm tiếp xúc thường do tiếp xúc với các chất gây kích ứng da
hoặc gây dị ứng. Các chất như hóa chất, kim loại, nước tẩy rửa, phấn hoa hoặc
bụi bẩn gây kích ứng da.
Các
triệu chứng cơ bản của bệnh chàm tiếp xúc gồm:
- Da bị ngứa đỏ, có cảm giác châm
chích
- Da bị nổi mề đay hoặc các mẩn
đỏ
- Phù nề nhẹ
- Có thể xuất hiện mụn nước trên
bề mặt da, có thể chảy dịch hoặc dịch mủ
2. Bệnh chàm tổ đĩa
Bệnh
chàm tổ đỉa là bệnh chàm da khá phổ biến. Bệnh gây ra các mụn nước nhỏ và dày
thường xuất hiện trên bàn tay, ngón tay, bàn chân và ngón chân. Chàm tổ đỉa
thường ít đau nhưng rất ngứa, gây khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Tuy nhiên, sau khoảng 3 - 4 tuần bệnh thường có xu hướng tự tiêu biên.
Nguyên
nhân chính gây chàm tổ đỉa là do vấn đề sức khỏe liên quan đến rối loạn thần
kinh, yếu tố di truyền, nhiễm vi khuẩn đường ruột. Còn chịu ảnh hưởng của tác
nhân gây kích ứng như dị ứng với hóa chất, chân tay tiếp xúc với các chất như
coban, kẽm,...
Triệu
chứng của bệnh chàm tổ đỉa thường gặp:
- Nổi mụn nước sâu, được bao phủ
bởi lớp da dày cứng, có đường kính khoảng 1 – 2mm.
- Xuất hiện ở bàn tay và bàn chân
- Sau 3 – 4 tuần phát bệnh, mụn
nước tự tiêu biến
- Bệnh giảm vào mùa thu đông và
tái phát vào mùa xuân hè
3. Bệnh chàm đồng tiền
Bệnh
chàm đồng tiền hay gọi là Eczema thể đồng tiền là dạng bệnh chàm xuất hiện ở
thân, các mặt duỗi của tứ chi, mu bàn tay và mặt trước xương chày. Bệnh thường
gặp ở nam giới lứa tuổi trung niên và bùng phát ở ở mùa thu đông.
Dấu
hiệu của bệnh chàm đồng tiền thường là:
- Ở giai đoạn đầu xuất hiện các
tổn thương có dạng hình tròn hoặc oval như hình đồng tiền, có mụn nước và
phù nề
- Sau một thời gian, da xuất hiện
vảy, khô và bong tróc, phân biệt với các vùng da xung quanh.
4. Chàm da đầu (Viêm da da đầu)
Chàm
da đầu là bệnh lý mãn tính, dạng chàm này có triệu chứng khác biệt so với các
dạng chàm khác. Bệnh chàm da đầu được hình thành do tác động của nấm
Malassezia, vệ sinh da đầu kém, rối loạn tuyến bã nhờn, lo lắng và căng thẳng.
Đối tượng từ 20 - 50 tuổi rất dễ mắc bệnh, tỷ lệ nam giới mắc bệnh chàm da đầu
cao hơn ở nữ giới. Bệnh chàm xuất hiện chủ yếu ở vùng da mặt, da đầu, ở cổ và
sau tai.
Các
biểu hiện thường gặp của bệnh chàm da đầu:
- Ở trẻ nhỏ, bệnh gây ra các mảng
da cứng, khó bong có màu nâu nhạt hoặc đậm ở vùng da đầu
- Ở người lớn, thương tổn do chàm
gây ra thường ở vùng da đầu, hai bên cánh mũi, lông mày, cổ, ngực. Gây ra
da nhờn, đỏ, có vảy bong khô.
- Bệnh chàm da dầu ít khi gây
ngứa nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và ngoại hình của người bệnh.
5. Bệnh chàm thể tạng (Viêm da cơ địa)
Bệnh
chàm thể tạng hay còn gọi là viêm da cơ địa là loại bệnh chàm phổ biến có liên
quan đến yếu tố di truyền. Theo thống kê có khoảng 60 - 70% người mắc bệnh viêm
da cơ địa có tiền sử gia đình mắc các bệnh như hen suyễn, viêm mũi dị ứng. Viêm
da cơ địa thường xuất hiện phổ biến ở trẻ nhỏ và kéo dài đến trưởng
thành.
Dấu
hiệu của thể chàm thể tạng:
- Trong giai đoạn ở trẻ từ 2 tuần
– 2 tuổi, chàm thể tạng gây ra tổn thương da có hình móng ngựa ở đầu, má
và quanh miệng. Sau đó xuất hiện nhiều mụn nước, vết loét, chảy dịch, bong
vảy.
- Ở giai đoạn trẻ từ 2 – 3 tuổi,
tổn thương có dạng đĩa xuất hiện ở cùi tay, đầu gối,... thường kèm theo
bệnh viêm kết mạc và đục thủy tinh thể.
- Giai đoạn trưởng thành, bệnh
gây tổn thương da dạng dày sừng, nứt nẻ, khô ráp và ngứa ngáy thường xuất
hiện ở bàn tay, nếp gấp lớn,… Ở nữ, bệnh chàm thể tạng có thể gây viêm môi
và viêm núm vú.
6. Bệnh chàm vi khuẩn
Bệnh
chàm vi khuẩn là loại bệnh chàm xuất hiện khi cơ thể bị nhiễm vi khuẩn tụ cầu,
liên cầu hoặc các loại nấm men như Epidermophyton và Trichophyton. Sau khi tiếp
xúc với độc tố của vi khuẩn, hệ miễn dịch của cơ thể xuất hiện cơ chế miễn
dịch, phóng thích chất trung gian vào da và phát sinh các triệu chứng lâm sàng.
Chàm
vi khuẩn thường xuất hiện ở các vùng da có vết thương hở, bị trầy, vết bỏng,
vết mổ hay vết côn trùng cắn. Vùng da bị tổn thương có thể bị lở, chảy dịch, có
giới hạn với vùng da xung quanh. Bệnh chàm vi khuẩn tồn tại ở 2 dạng là tổn
thương dạng chàm và nhiễm trùng da.
Dấu
hiệu bệnh chàm vi khuẩn:
- Da trợt nông, rỉ dịch, mủ và
ranh giới rõ so với vùng da xung quanh
- Có thể xuất hiện tình trạng da
nổi đỏ, có mụn nước và sần sùi
- Gây đau, nóng rát và ngứa ngáy
7. Viêm da dị ứng
Viêm
da dị ứng là dạng phổ biến nhất của bệnh chàm. Thường xuất hiện ở trẻ nhỏ và
kéo dài đến khi trưởng thành.
Nguyên
nhân gây viêm da dị ứng: xảy ra khi cơ chế bảo vệ tự nhiên của da bị suy
yếu, da không chống lại được các tác nhân gây kích ứng và dị ứng. Viêm da dị
ứng có khả năng gây ra từ yếu tố gen di truyền, tình trạng da khô, hệ miễn dịch
yếu và các yếu tố môi trường sống.
Dấu hiệu của viêm da dị ứng:
- Xuất hiện vết sưng và có thể
chảy mủ
- Phát ban ở nếp gấp khuỷu tay,
đầu gối, trẻ em thường phát ban ở da đầu và má
8. Viêm da ứ đọng
Viêm
da ứ đọng xảy ra khi người bệnh có vấn đề về lưu thông máu ở chân. Gây ra tình
trạng chân bị sưng lên và làm giãn tĩnh mạch. Bệnh xuất hiện ở vùng da mắt chân
và cẳng chân.
Dấu
hiệu của viêm da ứ đọng:
- Bề mặt da kích ứng, nổi ban đỏ,
vùng da cẳng chân hoặc vùng da ở mắt cá chân có dấu hiệu dày sừng
- Có thể xuất hiện loét cục bộ
- Sưng chân, mắt cá chân gây đau
nhức và ngứa ngáy
- Đau khi đi bộ
- Có thể gây loét và nứt da, tạo
điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh viêm da
ứ đọng có thể gây biến chứng viêm mô tế bào hoặc loét tĩnh mạch.
9. Viêm da thần kinh
Viêm
da thần kinh tương tự như viêm da dị ứng, gây ra các mảng dày, có vảy trên da.
Dấu hiệu của chàm viêm da thần kinh là các mảng da dày, có vảy hình thành trên
tay, chân, sau gáy, da đầu, bàn tay bàn chân hoặc bộ phận sinh dục. Bệnh gây
ngứa, nếu gãi có thể sẽ chảy máu và nhiễm trùng.
Nguyên
nhân của viêm da thần kinh hiện chưa biết được nguyên chính xác. Bệnh thường
bắt đầu ở những người có các loại bệnh chàm hoặc bệnh vẩy nến khác.
Dấu hiệu của bệnh chàm viêm da thần kinh |
Cách phòng tránh bệnh chàm
Bệnh
chàm tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống
hàng ngày do triệu chứng ngứa ngáy và các vết chàm làm mất thẩm mỹ làn da
nghiêm trọng đối với người bị bệnh chàm. Vì vậy, để tránh mắc bệnh, các bạn nên
chú ý các biện pháp phòng ngừa bệnh chàm sau:
- Vệ sinh thân thể sạch sẽ và giữ
cơ thể luôn thoáng mát
- Sử dụng các loại mỹ phẩm, sữa
tắm, các sản phẩm chăm sóc da có thành phần dịu nhẹ không gây kích ứng da.
- Thay đổi lối sống giảm căng
thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ, giữ cho tinh thần thoải mái.
- Tránh các chất, thực phẩm gây dị ứng
Bệnh
chàm là một bệnh viêm da mãn tính và khá phổ biến, hiện nay vẫn chưa có biện
pháp điều trị dứt điểm bệnh. Bệnh chàm xuất hiện dưới nhiều loại khác
nhau. Nhưng tất cả các loại bệnh chàm thường có xu hướng gây ra các triệu chứng
như ngứa đỏ da, dễ bong tróc, da sần sùi, có vảy, có thể có mủ ....Tùy vào
nguyên nhân, bệnh chàm có thể bùng phát và gây ra các triệu chứng nghiêm trọng
khác nhau.
0 nhận xét: