Bệnh chàm khô là tình trạng da bị mất cân bằng độ ẩm gây ra các triệu chứng điển hình như da khô, đóng vảy, bong tróc, nứt nẻ có thể rướm máu, có thể xuất hiện ở nhiều vùng da trên cơ thể, nhất là ở chân và tay. Hiện nay vẫn chưa có cách điều trị chàm khô dứt điểm. Tuy nhiên bạn có thể áp dụng một số cách trị chàm khô tại nhà theo dân gian để làm giảm triệu chứng ngứa ngáy của bệnh. Các mẹo này dễ áp dụng, đơn giản và có sẵn trong tự nhiên như dùng dầu dừa, muối, nha đam, lá trà… Sau đây là các cách trị chàm khô tại nhà bằng mẹo dân gian mời các bạn tham khảo.
Cách chữa bệnh chàm khô tại nhà |
Cách trị chàm khô tại nhà
Mặc dù bệnh chàm khô không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng chàm
khô là căn bệnh ám ảnh đối với nhiều người vì bệnh gây ngứa ngáy làm mất ngủ và
làm mất thẩm mỹ làn da, ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh khi các vết chàm xuất
hiện ở mặt, tay, chân. Để làm giảm các triệu chứng bệnh chàm khô, có thể áp
dụng một số mẹo dân gian chữa trị chàm khô tại nhà sau đây:
1. Trị chàm khô tại nhà bằng lá ổi
Trong dân gian, lá ổi có tác dụng khử trùng, làm sạch da và hỗ trợ
rất tốt trong chữa trị chàm khô và các bệnh lý ngoài da khác.
Có 2 cách dùng lá ổi để trị chàm khô như sau:
Cách 1
- Sử dụng 1 ít lá ổi tươi, ngâm
với một ít muối để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và rửa sạch để ráo
- Đun sôi với 2 lít nước để nguội
bớt
- Ngâm rửa vùng da bị chàm khô,
và dùng bã lá ổi chà nhẹ lên da.
Cách 2:
- Chuẩn bị lá ổi tươi, ngâm nước
muối loãng, rửa lại sạch rồi đem giã nát
- Vệ sinh vùng da bị chàm sạch sẽ
- Lấy lá ổi giã nhuyễn thoa lên
da bị chàm, để khoảng 20 phút và rửa lại sạch với nước mát
- Mỗi ngày nên thực hiện một lần.
2. Sử dụng dầu dừa trị chàm khô tại nhà
Dầu dừa thường được sử dụng nhiều trong chữa trị bệnh chàm khô. Vì
dầu dừa có khả năng kháng khuẩn, nấm, chống oxy hóa và hạn chế sự lây lan của
bệnh chàm. Ngoài ra, dầu dừa còn có tác dụng làm mềm và giữ ẩm cho da hạn chế
được tình trạng nứt nẻ, khô da do chàm gây ra.
Cách thực hiện như sau:
- Rửa sạch vùng da bị chàm khô
- Dùng khăn mềm hoặc bông gòn
thấm dầu dừa lên da, massage nhẹ nhàng khoảng 15 – 30 phút
- Rửa lại bằng nước sạch.
3. Chữa trị chàm khô bằng nha đam
Nha đam được chị em phụ nữ tin tưởng sử dụng trong làm đẹp da.
Trong nha đam có chứa nhiều nước, vitamin, khoáng chất tốt cho da. Có tác dụng
giảm sưng, viêm, ngăn ngừa lão hóa và giúp dưỡng ẩm da. Vì thế, sử dụng nha đam
chữa bệnh chàm khô tại nhà là phương pháp người bệnh có thể áp dụng.
Thực hiện đơn giản như sau:
- Chuẩn bị 1 – 2 lá nha đam, rửa
sạch, gọt bỏ vỏ xanh bên ngoài, lấy phần ruột
- Ruột nha đam rửa lại để loại bỏ
bớt nhớt và giã nhuyễn ruột nha đam thành gel
- Vệ sinh vùng da bị chàm rồi bôi
gel nha đam lên da khoảng 20 phút
- Rửa sạch lại với nước.
4. Chữa trị chàm khô tại nhà bằng lá
trà xanh
Lá trà xanh có chứa các nguyên tố vi lượng, vitamin B, C. Có tác
dụng làm sạch da, kháng viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ phục hồi vùng da bị
chàm.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị nguyên liệu 200g lá
chè xanh và 1,5 lít nước
- Lá trà rửa sạch loại bỏ vi
khuẩn
- Đun sôi là trà với nước lọc,
cho thêm một chút muối
- Dùng nước này ngâm rửa vùng da
bị chàm khô mỗi ngày một lần.
5. Chữa bệnh chàm khô tại nhà bằng muối
Muối có tính sát khuẩn cao, kháng viêm và làm sạch da. Muối được
dùng để chữa các bệnh ngoài da, đặc biệt là trị bệnh chàm khô. Muối chỉ được áp
dụng khi tình trạng bệnh chàm mới bắt đầu, không nên lạm dụng sẽ làm khô da.
Cách thực hiện như sau:
- Rang một ít muối trên chảo nóng
cho đến khi hạt muối chuyển sang màu vàng và để nguội bớt
- Rửa sạch vùng da bị chàm, đắp
muối lên vùng tổn thương dùng băng gạc cố định lại khoảng 15 phút
- Rửa lại bằng nước ấm.
6. Sử dụng khoai tây chữa bệnh chàm khô
tại nhà
Theo dân gian, khoai tây có tác dụng làm sạch da, giữ ẩm, ngăn
ngừa lây lan và hỗ trợ tái tạo vùng da bị tổn thương do chàm. Vì thế khoai tây
thường được áp dụng để chữa chàm tại nhà.
Cách thực hiện rất đơn giản:
- Dùng 1 củ khoai tây, gọt vỏ,
rửa sạch và luộc chín
- Sau đó nghiền nhuyễn khoai tây
rồi đắp lên vùng da bị chàm
- Nên áp dụng mỗi ngày 2 lần.
Phòng ngừa bệnh chàm khô tái phát
Bên cạnh việc chữa trị bệnh chàm khô, người bệnh nên kết hợp
phương pháp phòng ngừa bệnh chàm khô tránh bệnh tái phát.
- Vệ sinh thân thể sạch sẽ, không
nên tắm quá 20 phút.
- Ăn nhiều rau củ, trái cây giàu
chất xơ và vitamin, giúp tăng sức đề kháng, bổ sung dưỡng chất cho người
bệnh. Hạn chế đồ cay nóng, dầu mỡ và chất kích thích.
- Uống nhiều nước, tối thiểu 2
lít nước/ngày để tăng cường thải độc và cung cấp độ ẩm cần thiết cho da.
- Không tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, môi trường ô nhiễm.
Như vậy, bài viết đã cung cấp cho bạn đọc chi tiết về cách điều
trị bệnh chàm khô tại nhà và cách phòng tránh chàm tái phát. Các cách trị bệnh
chàm khô tại nhà chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng bệnh làm cho người bệnh
dễ chịu hơn chứ không trị khỏi bệnh tận gốc. Vì vậy khi phát hiện dấu hiệu chàm
khô, người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để được điều trị sớm và tránh để bệnh
ảnh hưởng tới cuộc sống, sức khỏe của mình.
0 nhận xét: