Hãy coi chừng nếu bạn mắc bệnh chàm và cách điều trị chàm hiệu quả

Bệnh chàm là bệnh da liễu mãn tính gây ra các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu, kéo dài dai dẳng, da nổi mụn nước, loét, chảy dịch, dày sừng và có thể nhiễm trùng. Bệnh chàm tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh có đặc tính dai dẳng, dễ tái phát và rất khó chữa trị dứt điểm. Đa số mọi người thường có quan niệm sai lầm về bệnh chàm, nguyên nhân và dấu hiệu bệnh nên dễ dẫn đến sai lầm trong điều trị chàm làm tình trạng bệnh nặng hơn. Bài viết sau đây cung cấp các thông tin cần biết về bệnh chàm, nguyên nhân gây bệnh và dấu hiệu bệnh để từ đó có các phương pháp điều trị bệnh chàm hiệu quả.

Bệnh chàm là gì?
Bệnh chàm là gì?

Bệnh chàm là gì?

Bệnh chàm hay còn gọi là bệnh Eczema là bệnh ngoài da rất phổ biến. Bệnh chàm gây ra các triệu chứng viêm da, ngứa ngáy khó chịu kéo dài, mức độ ngứa tùy thuộc vào tình trạng bệnh, dai dẳng và dễ tái phát. Các tổn thương da do chàm gây ra thường có sự khác biệt tùy thuộc vào cơ địa từng người, thường có các biểu hiện như da đỏ, ngứa, có sừng bong vảy. Tuy đây là bệnh lý da liễu lành tính nhưng dễ tái phát và gây nhiều phiền toái cho người bệnh. 

Bệnh chàm thường xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, phổ biến nhất là ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây bệnh chàm hiện tại vẫn chưa phát hiện rõ được căn nguyên gây bệnh và cũng chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh chàm. Tuy nhiên, người bệnh có thể cải thiện tình trạng bệnh bằng thuốc, các phương pháp điều trị ngăn ngừa bệnh và kết hợp lối sống lành mạnh. 

bệnh chàm là gì
Bệnh chàm gây ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh

Nguyên nhân gây bệnh chàm

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm mà không thể xác định rõ và rất phức tạp. Các giả thuyết được đưa ra là có thể là do yếu tố bên trong cơ địa của người bệnh và yếu tố bên ngoài môi trường. 

1. Các yếu tố bên ngoài:

  • Các yếu tố ngoài môi trường: Môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, khói bụi, nhựa cao su, dịch tiết của côn trùng, phấn hoa… có thể là nguyên nhân gây ra bệnh chàm.
  • Các bệnh ngoài da cũng có khả năng gây bệnh chàm: như nổi mề đay mẩn ngứa, vảy nến, nhiễm nấm,… không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách. Các bệnh lý này có thể phát triển thành bệnh Eczema thứ cấp hay còn gọi là chàm hóa.
  • Cũng có một số giả thuyết cho rằng bệnh chàm là do thói quen sống và phát triển trong môi trường quá sạch sẽ từ nhỏ. Điều này khiến một số người có hệ miễn dịch không phát triển hoàn thiện cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm.
  • Thực phẩm gây dị ứng như sữa, hải sản, đậu phộng và thực phẩm lên men,…
  • Lông chó, mèo hoặc lông động vật khác có thể gây dị ứng.
  • Các loại xà phòng, chất tẩy rửa, mỹ phẩm chứa nhiều hương liệu gây kích ứng da dễ gây ra bệnh chàm.
nguyên nhân gây bệnh chàm
Môi trường ô nhiễm là nguyên nhân gây bệnh chàm

2. Các yếu tố bên trong

  • Yếu tố di truyền: Trong cơ thể một số người có vài gen liên quan đến bệnh chàm và có thể gây ra bệnh, tuy nhiên không phải ai mang gen bệnh chàm đều phát triển thành bệnh.
  • Rối loạn thần kinh: căng thẳng, lo âu kéo dài cũng có thể gây nên bệnh chàm và khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Rối loạn chức năng nội tạng: các vấn đề sức khỏe liên quan đến gan, tuyến giáp có thể làm giảm sức đề kháng dễ dẫn đến bệnh chàm.
  • Rối loạn nội tiết tố: có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ miễn dịch làm tăng nguy cơ phát triển bệnh chàm.

Dấu hiệu bệnh chàm

Đặc điểm tổn thương da do bệnh chàm gây ra thay đổi tùy thuộc vào từng đối tượng, lứa tuổi và từng giai đoạn phát triển của chàm. Một số dấu hiệu thường gặp khi mắc bệnh chàm:

  • Da thường tấy đỏ có thể hình thành các mụn nước
  • Gây ngứa ngáy khó chịu
  • Da có thể khô và bong tróc
  • Các mụn nước khi vỡ ra có thể gây nhiễm trùng
  • Dấu hiệu của chàm thường xuất hiện ở mắt hoặc xung quanh mắt, má, cổ, tay, chân, ngoài ra còn xuất hiện ở vú
Dấu hiệu của bệnh chàm
Dấu hiệu của bệnh chàm

Các cách chữa trị bệnh chàm da

Hiện tại vẫn chưa có thuốc trị dứt điểm bệnh chàm. Các loại thuốc được giới thiệu sau đây chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh chàm.

1. Điều trị bệnh chàm bằng thuốc tây

  • Có nhiều loại thuốc được sử dụng để hạn chế các triệu chứng của bệnh chàm
  • Thuốc kháng histamin: có tác dụng làm giảm triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát và giảm thương tổn da.
  • Thuốc uống chứa corticoid: Có tác dụng ức chế miễn dịch, kháng dị ứng và chống viêm. Loại thuốc này khá nguy hiểm nên các bạn chỉ nên tuân theo chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc này.
  • Kháng sinh: bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh khi vùng da tổn thương bị nhiễm khuẩn, nổi hạch, da sưng tấy, đau nhức. 
  • Ngoài ra còn có viên uống bổ sung: bác sĩ có thể chỉ định phối hợp với vài loại thuốc bổ sung như vitamin C, E, Omega 3,… nhằm tăng cường sức đề kháng.
Điều trị bệnh chàm bằng thuốc tây
Thuốc kháng histamin có tác dụng điều trị bệnh chàm

2. Điều trị bệnh chàm bằng thuốc bôi

  • Tùy vào từng giai đoạn của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh các loại thuốc phù hợp. Các loại thuốc được sử dụng phổ biến như:
  • Dung dịch sát khuẩn: nước muối sinh lý, thuốc tím pha loãng và dung dịch Jarish. Có tác dụng hỗ trợ sát khuẩn và làm dịu da lở loét, chảy dịch.
  • Kem bôi có chứa kẽm: ngăn ngừa tình trạng chảy dịch và hỗ trợ làm khô da, sát khuẩn nhẹ, hỗ trợ giảm ngứa.
  • Thuốc mỡ: có tác dụng giảm ngứa, chống viêm và ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm.

3. Một số biện pháp cải thiện bệnh chàm tại nhà

Cùng với việc sử dụng thuốc bôi, thuốc uống, bạn có thể làm giảm thương tổn da và triệu chứng ngứa ngáy bằng một số biện pháp tại nhà như:
  • Tắm nước mát hoặc chườm lạnh, nhiệt độ mát có thể giảm ngứa, giảm sưng viêm.
  • Khi tổn thương da khô lại, cần tăng cường dưỡng ẩm cho da giúp hỗ trợ giảm triệu chứng bong vảy, khô ráp, dày sừng,…
  • Mặc quần áo rộng, có chất liệu thấm hút và mềm.
  • Không nên tự ý sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên để chữa bệnh chàm vì dễ gây nhiễm khuẩn và làm bệnh nặng thêm.
  • Trong thời gian phát bệnh, nên giữ tinh thần thoải mái tránh căng thẳng bằng cách tập yoga, đọc sách, nghỉ ngơi hợp lý,...

Trên đây là những thông tin đầy đủ về bệnh chàm mà mọi người cần biết. Để từ đó theo dõi, hiểu được nguyên nhân gây bệnh chàm và dấu hiệu của bệnh để có cách biện pháp chữa trị bệnh chàm và phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

 


Previous Post
Next Post

Viết bởi

0 nhận xét: