Bệnh chàm là một dạng tổn thương mãn tính, khó trị dứt điểm. Các triệu chứng ở bệnh chàm khô thường gặp là da khô bong tróc, ngứa ngáy, dày sừng, da nứt nẻ và có thể rướm máu,... Bệnh chàm có thể được điều trị bằng nhiều cách, một số cách trị bệnh chàm tại nhà vẫn được áp dụng để hỗ trợ chữa bệnh, được nhiều người áp dụng vì đơn giản và tiết kiệm. Bài viết sau đây chia sẻ các phương pháp chữa bệnh chàm tại nhà, cách phương pháp này chỉ hỗ trợ làm giảm triệu chứng ngứa ngáy, giảm viêm do chàm gây ra, chứ không điều trị dứt điểm bệnh.
Chữa bệnh chàm tại nhà |
7 Cách chữa chàm tại nhà đơn giản không phải ai cũng biết
Hiện
nay vẫn chưa biết được chính xác nguyên nhân gây bệnh chàm. Nên việc chữa trị
bệnh chàm chủ yếu là làm giảm các tổn thương trên da, kiểm soát tình trạng
bệnh, tránh những biến chứng do chàm gây ra và làm giảm các triệu chứng ngứa
ngáy của bệnh. Các mẹo dân gian dưới đây chủ yếu là hỗ trợ làm giảm ngứa ngáy,
nên khi phát hiện bệnh chàm người bệnh nên đến bệnh viện da liễu để được khám
và điều trị đúng cách.
Sau
đây là một số cách chữa bệnh chàm theo dân gian đơn giản tại nhà như:
1. Chữa bệnh chàm tại nhà bằng nghệ
Nghệ
vàng có chứa thành phần chống oxy hóa mạnh, có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn
mạnh nên thích hợp sử dụng hỗ trợ chữa bệnh chàm rất tốt. Nghệ giúp người bệnh
chàm giảm được các vết đỏ và giảm ngứa ngáy làm da dễ chịu hơn.
Các
thực hiện nghệ chữa bệnh chàm rất đơn giản như sau:
- Chuẩn bị nghệ tươi và rửa sạch
- Gọt bỏ vỏ và đem giã nhuyễn
- Nghệ đã giã vắt lấy nước cốt
- Vệ sinh sạch vùng da bị chàm và
lau khô
- Thoa nước cốt nghệ lên vùng da
chàm đã làm sạch
- Nên kiên trì thực hiện 2-3
lần/ngày cho đến khi tình trạng bệnh chuyển biến tốt hơn.
2. Chữa bệnh chàm tại nhà bằng nha đam
Nha
đam thường được sử dụng nhiều trong làm đẹp da và chữa trị các bệnh lý da liễu.
Trong nha đam có nhiều vitamin, khoáng chất, có chất acid salicylic giúp tăng
cường sức đề kháng cho làn da, làm giảm viêm và ngứa ngáy, cải thiện các triệu
chứng của chàm. Nha đam còn có tác dụng dưỡng ẩm cho da, ngăn không da bị khô
nứt và lão hóa.
Chữa
bệnh chàm bằng nha đam dễ thực hiện tại nhà:
- Chuẩn bị 1-2 bẹ nha đam tươi
rửa sạch
- Gọt bỏ vỏ ngoài và lấy phần
ruột đem rửa sạch để loại bỏ mủ tránh tình trạng gây kích ứng da
- Xay nhuyễn phần ruột nha đam
- Vệ sinh vùng da bị chàm sạch sẽ
và lau khô
- Dùng gel nha đam đắp trực tiếp
lên các tổn thương da
- Để khoảng 20 phút cho gel khô
và da hấp thu được các dưỡng chất rồi rửa sạch da bằng nước mát
- Nên áp dụng phương pháp này từ
2 – 3 lần mỗi ngày để nhanh chóng đẩy lùi được các triệu chứng của bệnh
chàm.
3. Dầu dừa chữa bệnh chàm
Trong
dầu dừa có chứa các enzim giúp kháng khuẩn nấm và hỗ trợ phục hồi các tổn
thương trên da hiệu quả, chống oxy hóa, giảm đau ngứa, làm giảm sự lây lan của
bệnh chàm lên các bộ phận khác của cơ thể. Ngoài ra, trong dầu dừa còn chứa
vitamin E có tác dụng dưỡng ẩm ngăn ngừa tình trạng khô da, nứt nẻ.
Cách
thực hiện rất đơn giản:
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị chàm
bằng nước ấm và lau khô
- Thoa dầu dừa lên vùng da đó và
để khoảng 15 - 30 phút
- Sau đó rửa lại bằng nước sạch
4. Chữa bệnh chàm bằng lá trà xanh
Lá
trà xanh có chứa các hoạt chất tốt cùng các nguyên tố vi lượng như sắt, canxi
và vitamin B,C. Các chất này có tác dụng làm sạch da, kháng viêm, kháng khuẩn,
hỗ trợ phục hồi làn da bị tổn thương da chàm.
Có
2 cách áp dụng trà xanh chữa bệnh chàm như sau:
- Cách 1: Chuẩn bị nguyên liệu
200g lá trà xanh đem rửa sạch và nấu với 1,5 lít nước cho thêm một chút
muối để tăng tính kháng khuẩn. Dùng nước trà nấu này ngâm rửa vùng da bị
chàm mỗi ngày một lần.
- Cách 2: Chuẩn bị 1 nắm lá trà
xanh rửa sạch ngâm với 1 muỗng muối trong 30 phút rồi rửa lại với nước và
để ráo. Giã nát lá trà xanh, sau đó đun sôi lá trà. Dùng nước trà ấm này
ngâm rửa vùng da bị chàm và rửa sạch lại bằng nước.
5. Chữa bệnh chàm bằng lá ổi
Trong
lá ổi có chứa nhiều tinh dầu có tác dụng trị bệnh người da rất hiệu quả. Lá ổi
là dược liệu dùng phổ biến trong Đông y và mẹo dân gian được chữa bệnh chàm
được nhiều người áp dụng. Lá ổi có tính kháng viêm tiêu độc, có tác dụng khử
trùng, kháng khuẩn, làm sạch da, giảm các triệu chứng ngứa ngày và hỗ trợ tốt
cho quá trình chữa bệnh chàm da.
Cách
thực hiện như sau:
- 1 nắm lá ổi tươi đem rửa sạch
và ngâm với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn
- Đun sôi lá ổi với 2 lít nước
khoảng 10 phút rồi tắt bếp và để nguội bớt
- Dùng nước này ngâm rửa vùng da
bị chàm
- Dùng phần bã ổi chà nhẹ nhàng
lên vùng da này
- Nên thực hiện đều đặn mỗi ngày
cho đến khi các triệu chứng của bệnh có thuyên giảm.
6. Đắp dưa leo chữa bệnh chàm tại nhà
Dưa
leo có chứa hàm lượng nước cao và nhiều vitamin khoáng chất có tác dụng giúp da
dưỡng ẩm. hỗ trợ quá trình phục hồi các tổn thương da do bệnh chàm gây
ra.
Dưa
leo hay dưa chuột chứa hàm lượng nước cao, giàu vitamin và các khoáng chất cần
thiết giúp dưỡng ẩm, làm đẹp da, thúc đẩy quá trình hồi phục các tổn thương
trên da. Không chỉ vậy, trong dưa leo còn chứa các hoạt chất chống viêm, làm
dịu các triệu chứng nóng rát, ngứa ngáy, khô, bong tróc da do bệnh chàm gây ra.
Hơn nữa, dưa leo còn hết sức quen thuộc, các dược chất tương đối lành tính, sử
dụng được cho hầu hết các loại da nên được sử dụng phổ biến để chữa bệnh chàm.
Cách
làm cực kỳ đơn giản:
- Chuẩn bị dưa leo vừa đủ với
vùng da bị bệnh, rửa sạch và ngâm với nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn
- Cắt dưa leo thành từng lát mỏng
và cho vào ngăn mát tủ lạnh để khoảng 15 - 30 phút
- Rửa sạch vùng da bị chàm và lau
khô
- Đắp dưa leo đã làm lạnh lên da
trong khoảng 15 phút
- Sau đó rửa sạch bằng nước ấm
- Nên kiên trì thực hiện mỗi ngày
từ 2-3 lần
7. Chữa bệnh chàm tại nhà bằng lá trầu
không
Lá
trầu không có tính ấm, vị cay thường được sử dụng để chữa các bệnh như đau đầu,
đau bụng, đau nhức, viêm do dị ứng và hỗ trợ chữa các bệnh ngoài da khác. Trong
lá trầu có chứa các hoạt chất có tác dụng giảm đau, giảm viêm, kháng khuẩn
nấm,... vì thế là trầu không thường được sử dụng nhiều trong chữa trị bệnh
chàm.
Cách
sử dụng lá trầu không điều trị chàm như sau:
- Dùng một ít lá trầu không, rửa
sạch và đem ngâm với nước muối loãng
- Lấy lá trầu giã nhuyễn và vắt
lấy nước
- Vệ sinh sạch vùng da bị
chàm
- Thấm nước trầu lên khăn mềm
hoặc bông gòn thoa lên vùng da bị chàm
- Để qua đêm và đến sáng hôm sau
thì rửa sạch lại bằng nước
Một số lưu ý khi chữa bệnh chàm tại
nhà
Áp
dụng các phương pháp chữa trị chàm tại nhà được rất nhiều người sử dụng vì nó
đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên các phương pháp tại nhà này có hiệu quả hay
không lại là vấn đề rất khó xác định vì còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh, cơ
địa của mỗi người. Chữa bệnh chàm tại nhà chỉ hỗ trợ quá trình làm giảm các
triệu chứng bệnh chàm chứ không có tác dụng trị bệnh dứt điểm và chỉ áp dụng
với trường hợp bệnh chàm còn nhẹ mới xuất hiện triệu chứng ban đầu của bệnh. Vì
thế, khi phát hiện các triệu chứng của bệnh chàm khô bạn nên đến bệnh viện da
liễu để được thăm khám và chữa trị chàm sớm. Nếu tình trạng bệnh chàm nặng sang
giai đoạn viêm nhiễm sẽ làm việc chữa trị bệnh chàm khó khăn hơn.
Để
việc chữa bệnh chàm tại nhà phát huy được tác dụng, người bệnh chàm cần lưu ý
các vấn đề sau đây:
- Cần kiên trì thực hiện không
nên tự ý gián đoạn quá trình chữa bệnh
- Vệ sinh da sạch sẽ để tránh vi
khuẩn tấn công gây bệnh
- Các phương pháp tại nhà chỉ hỗ
trợ điều trị bệnh vì thể tốt nhất người bệnh chàm nên đến bác sĩ để điều
trị thep chỉ định của bác sĩ
- Trong quá trình điều trị nên bổ
sung thêm các thực phẩm dinh dưỡng, giàu vitamin để tăng sức đề kháng cơ
thể. Hạn chế ăn các đồ cay nóng, chất kích thích thích, thực phẩm lên
men,...
- Uống nhiều nước để bổ sung độ ẩm cho da và bài trừ các độc tố.
Trên
đây là một số cách chữa bệnh chàm tại nhà đơn giản không phải ai cũng biết, dễ thực hiện mà bạn có thể
áp dụng. Tuy nhiên nếu tình trạng bệnh chàm không có thuyên giảm mà ngày càng
nặng hơn, người bệnh cần nhanh chóng đến các chuyên khoa gia liễu để được điều
trị kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm.
0 nhận xét: